Trải nghiệm
Thông minh, thật ra là nhẫn nại hơn người!

Thầy cô - Trường lớp

Mùa thu năm nay cũng giống như những mùa thu năm trước nhưng lại thấy lòng trống vắng đến lạ. Gió thổi bần bật rung rinh những cây trong vườn khiến cho những chiếc lá vàng lìa cành rơi xuống, kèm theo những cơn mưa cuối mùa rả rích. Nhìn dòng nước chảy ào ạt trên hiên nhà chợt nhớ về người bạn thuở xưa.

Năm ấy mưa nhiều lắm. Nhỏ và nó trú mưa trong dãy nhà nghỉ trưa của trường. Từ khi vào đại học cho tới bây giờ, nó chỉ có nhỏ là người bạn thân. Nhỏ sở hữu một nỗi đau mà tôi không hề tưởng tượng ni sau hình dáng nhỏ nhắn và xinh xắn ấy. Cũng có đôi lần bắt gặp giọt nước mắt rơi trên ghế khi nhỏ ngủ, đôi lần nghe câu hát vn vơ đầy xót xa “Giờ thì núi vẫn còn, và sông vẫn còn mà anh ở nơi đâu”. Được biết là người yêu của nhỏ đã bị mất sau tai nạn lái xe. Nguyên nhân chính là do lệch tay lái ra ngoài đường khi lấy điện thoại để nghe một cuộc điện thoại, nên xe tải đã đâm trúng, mất máu nhiều nên anh ấy đã mất khi nhập viện và cuộc gọi ấy là của nhỏ. Luôn đau đớn về cái chết của bạn mình và luôn ân hận về việc mình làm là nguyên nhân chính gây ra sự ấy nên nhỏ đã thật sự đau đớn biết bao. Là người mạnh mẽ nên chưa bao giờ nhỏ thể hiện sự đau đớn của mình hoặc khóc lóc ủy mị. Có lần thấy nhỏ đấm ngực khóc trên sân thượng, tôi chỉ biết nhìn từ xa vì biết rằng nhỏ là người sĩ diện nên đã trốn lên tận đây, nếu phát hiện là tôi đã bắt gặp, không biết mọi chuyện sẽ như thế nào.

Cây kim trong bọc lâu ngày cũng lòi ra. Một ngày nọ, tôi dẫn nhỏ đi công viên cho khy khỏa, nhỏ khóc thật to và ôm chầm lấy tôi mà khóc. Nhỏ không nói gì nhưng tôi biết rằng chuyện gì đang xảy ra. Vừa khẽ vỗ vào lưng rồi vừa an ủi rằng “Không sao, không sao cả, mọi chuyện sẽ ổn thôi...”.

Kể từ ngày đó nhỏ kể cho tôi nghe nhiều chuyện hơn. Tôi thật tệ trong việc an ủi nên chỉ biết sau khi tan học dẫn nhỏ đến công viên nói chuyện, chọc cười cho khy khỏa. Có khi đi hát Ka-ra-ô-ke, siêu thị...học lại những bài trong khoảng thời gian thơ thẩn không hiểu chi. Có nhiều người tưởng nhm hai đứa là Ô-Môi bởi lúc nào cũng quấn quýt lấy nhau. Ai có chọc, hai đứa đều cười rồi bước đi. Không ai hiểu được vì ấy là tình bạn được lớn lên từ sóng gió. Ăn chung cơm, ngủ chung bàn, chia nhau cùng nỗi đau. Trong cuộc đời tôi không có tình bạn nào sâu sắc và đẹp đẽ như thời sinh viên. Đương nhiên không phải cuộc sống sinh viên của tôi chỉ có nhỏ mà có nhiều bạn bè khác và hoạt động khác nữa, nhưng vì bây giờ nhỏ cần có ai đó bên cạnh.

Thời gian cũng trôi qua và là phương thuốc kì diệu làm chữa lành mọi vết thương trong tâm hồn của nhỏ. Yêu đời hơn và có sức sống hơn. Sau khi vượt qua được sự ấy, tôi thấy nhỏ nghị lực hơn nhiều.

Đầu năm 3 đã có việc xảy ra, nhỏ được giáo viên tách ra hoạt động chung với nhóm khác và cũng có một chút cãi lẫy sau đó. Nhỏ ăn trưa cùng các bạn mới, học cùng các bạn mới và có nhiều bạn để chia sẻ thì tốt hơn một người, nên chúng tôi ít nói chuyện cùng nhau. “Chẳng phải có nhiều bạn mới thì bầu trời mới sẽ mở ra cho nhỏ nhiều hơn sao, nên phải thật vui cho nhỏ thì mới đúng” tôi cứ tự nhủ mình như thế. Vết thương cũng không còn và nó thấy hạnh phúc vì đã được trở nên người làm bàn đạp cho nhỏ vượt qua được cơn sóng gió này mà bước sang tương lai tốt hơn. Người ta nói rằng mỗi người có quý nhân h trợ và họ chỉ đến ngay, chính lúc ta cần, như là duyên phận rồi có thể không còn xuất hiện nữa. Có lẽ nó là người đó trong cuộc đời của nhỏ.

Giao tiếp là phương tiện ngôn ngữ nối kết giữa người với người và duy trì mối quan hệ. Đã quá lâu nó và nhỏ không nói chuyện cùng nhau. Bây giờ mỗi lần chạm trán cùng nhau lời nói xin chào cũng thay cho lời tạm biệt thì làm sao thông hiểu. Xa xăm quá hai con người đã một thời quấn quýt. Nó thấy tiếc khoảng thời gian đã được hoạt động cùng nhau.

Như cây vào mùa thu thay hết lá trên cành để sống sót trong mùa đông giá lạnh,  thì mới có thể nhìn thấy sự ấm áp của mùa xuân rực rỡ với nhiều hy vọng. Dù thời khc sang thu là thời khắc đẹp nhất trong cuộc đời của cây bởi lá chuyển sang đỏ, vàng rất đẹp, nhưng bởi có mùa xuân đang ch đợi nên trút hết thảy lá đã từng nâng niu cho đến giờ. Đã qua rồi thời khắc đẹp nhất, và nhỏ cũng đã vượt qua mùa đông giá lạnh một cách an toàn nên bây giờ là thời khắc hưởng trọn mùa xuân tốt đẹp. Chỉ tiếc là nó không được cùng nhỏ đi giữa mùa xuân ấy thôi.

Không có nó không những nhỏ sống mạnh mẽ hơn ngày thường mà còn sống kiên cường hơn trước nên nó thấy thật hạnh phúc, thật yên tâm. Chúc nhỏ sống thật vui và hoàn thành nhiều điều mơ ước và trên con đường bước đi phía trước có nhiều quý nhân h trợ, không phải tạm thời mà là đồng đi cho đến cuối cùng.

 Tuổi thơ là tuổi đẹp nhất, ấy là điều mà tôi rất thường nghe khi tôi còn là một cô học sinh ngây thơ và bé bỏng. Mỗi khi tôi dành thời gian để ngẫm nghĩ lại khoảng thời gian mà mình đã đi qua thì có thật nhiều những kỉ niệm ghi dấu khó có thể phai đi trong tâm trí tôi.

 Có một kỉ niệm thật ngọt ngào, và thật ấm áp, là lúc tôi mới vào lớp sáu. Lúc ấy, tôi như chú nai ngơ ngác chẳng hề biết chút gì về thế giới tuổi thơ cả. Thật sự là chẳng biết gì. Mỗi khi vào lớp thì đối với tôi chỉ có thầy cô, bục giảng và bài vở mà thôi. Tôi ít nói đến nỗi trở nên khó gần với bạn bè, đến nỗi trở thành bà cụ non trong cách gọi của đám bạn. Trong số những bạn bè bé thơ ấy, tôi có một cô bạn thân. Bạn ấy tên Cẩm Nghìn. Thật, nhiều khi gặp lại chúng tôi hay đùa rằng nghe tên thôi thì đã thấy giàu rồi nên không cần phải làm việc cho vất vả đâu. Thế là nụ cười giòn lại vang lên giữa chúng tôi. Tôi và Nghìn trở nên bạn bè thân thiết với nhau từ năm lớp sáu cho đến tận bây giờ.

 Có một kỉ niệm khắc ghi trong tâm trí tôi mãi không dễ gì phai đi được, đó cũng là lần đầu tiên tôi bật khóc trong cuộc đời khi còn là học sinh. Hôm đó, tôi đến lớp như mọi ngày bình thường khác, và Nghìn cũng đến như vậy, Nghìn kéo tay tôi đi ra phía sau hành lang trường và đưa cho tôi một món quà. Món quà trong sự bất ngờ của tôi, ấy là một quyển vở, Nghìn nói đó là quà dành cho tôi để soạn đề cương thi học kì. Lúc đó tôi đã thật sự cảm thấy mình vui và hạnh phúc lắm, bởi đó là lần đầu tiên tôi được nhận một món quà, mà lại là từ một người bạn thân thiết nữa. Tuổi học trò là thế đấy, chỉ với một điều giản đơn thôi cũng trở nên thật ý nghĩa. Cái cảm xúc vui và giọt nước mắt trẻ thơ nhưng chân thật ấy đã trở nên món quà qúy giá mà tạo hóa đã ban cho tôi.

 Cũng từ đó, tôi nhận ra một điều vô cùng quan trọng, đó là món quà ý nghĩa trong cuộc đời của mỗi người sẽ thật sự rất quý giá khi chúng ta chân thành trao tặng cho ai đó. Chúng ta sẽ không bao giờ có thể ngờ được điều gì sẽ diễn ra trong chính bạn, và cả cho người mà bạn đã trao tặng.

 Khi chúng ta chân thành cho đi một điều gì đó cho một ai khác, dù bạn có biết người đó hay không đi chăng nữa thì bạn biết không, tạo hóa sẽ trao tặng bạn một điều thật sự tốt đẹp!

Lớp “Xàm thiệt chứ” là kí ức của đời học sinh của em. Học chung nhau từ năm lớp 10 đến lớp 12, một giáo viên chủ nhiệm quản lớp ba năm.

Lúc vừa vào lớp 10, vì là lớp chọn A1 của trường, nên trong đầu em suy nghĩ “Chắc là vào sẽ chỉ lo học toàn mọt sách thôi, nhưng không phải. Là tập hợp toàn combo “lầy + nhây + quậy” nhưng học giỏi không kém, lại “+ thêm với giáo viên khá là vui tính.

Ngày đầu tiên vào lớp, em được xếp ngồi cạnh một bạn nữ khá xinh với làn da trắng mịn và cặp kính vuông tên là Hoàng Anh – “Cô bé lạnh lùng”. Cả một tuần đầu hai đứa không nói chuyện gì với nhau dù chỉ một câu, và rồi sau khi em bắt chuyện thì mới biết bạn thật sự rất lầy. Nhưng nể phục một cái là bạn thật sự rất chăm học, ngoài học ra không đi chơi hay bạn bè thân với ai hết. Học về rồi, không sử dụng điện thoại hay gì hết. Và rồi chuyện gì đến cũng đến, vì nói chuyện nhiều quá, cô chuyển em xuống ngồi cạnh một bạn nam ít nói nhất lớp. Bạn này thì nói chuyện kiểu dính chữ nhau và chỉ nói nhí nhí. Em học Anh văn rất tệ và bạn thì ngược lại, mỗi lần kiểm tra Anh văn bạn đều làm xong rất nhanh và sau đó sẽ làm luôn cả đề của em. Nhờ bạn mà điểm anh văn em cũng đủ làm học sinh giỏi.

Thời gian thấm thoát trôi qua cũng là lúc gần hết lớp 12, khoảng thời gian chuẩn bị thi đại học cũng ti. Khi cả lớp chỉ tập trung học những môn thi đại học, thì những môn phụ bị dần bỏ qua, điển hình là môn Giáo dục Quốc phòng. Hôm đó là thi cuối học kì 2, cả lớp không ai học bài và quyết định quay bài. Mọi chuyện gần như là suôn sẻ khi giáo viên không phát hiện ra. Nhưng còn khoảng 15 phút cuối cùng, bạn bên tổ một quay bài một cách ngang nhiên dù bàn không có hộc. Và rồi em ấy ra đi, cùng lúc có thêm hai bạn bị phát hiện. Giáo viên ghi tên vào sổ đầu bài. Chấn động toàn trường! Lớp chọn của trường mà lại có ba bạn quay bài khi thi dù ba bạn học rất giỏi. Trong đó có hai bạn chuẩn bị đi thi học sinh giỏi của trường môn Toán và Lý. May mắn thầy cô nhân nhượng chỉ hạ một bậc hạnh kiểm để hai bạn đó có cơ hội được đi thi học sinh giỏi. Kết quả là, cả 2 đều được giải nhì 2 môn.

Rồi gần đến thi tốt nghiệp Văn, cô trả hết tất cả các bài trong học kì, không thuộc thì lên bục giảng ngồi. Với lớp em thì tất nhiên không một ai được ngồi ghế như thường, đứng không đủ nên một nửa cuối lớp, một nửa bục giảng. Cô phải đề thêm biện pháp là lên bục học mà không thuộc nữa thì tiếp tục ở lại tối học. Và rồi khi ở lại đến 8h tối vẫn không xi nhê, cô Ngữ văn bất lực cho về.

Có một kỉ niệm không vui lắm là lần sinh nhật của cô chủ nhiệm năm 12. Lên lớp 12 thì có một số chuyện xảy ra và cô không muốn chủ nhiệm lớp nữa, nhưng trường không duyệt nên dù năm cuối nhưng tình cô trò không được vui lắm. Sinh nhật cô vào thứ 4, tiết thứ 3, cả lớp đã chuẩn mua hai bánh kem cũng như trang trí lớp, trang trí bảng rất đẹp, nhưng khi cô vừa bước vào cửa thì quay lên văn phòng, bỏ luôn tiết đó. Hôm đó, có một bạn lỡ miệng nói rằng lớp “Giả tạo” nên cả lớp xảy ra mâu thuẫn cãi vã phải nhờ sự can thiệp của cô dạy Sinh ở tiết sau. Điều đáng buồn là cô chủ nhiệm không đưa ra một lời giải thích với lớp em. Một kỉ niệm khá là quậy của lớp nữa là tiết Anh Văn, cả lớp hẹn nhau nghỉ học nhưng có bốn bạn vì chọn khối D nên vẫn đi học, bảng điểm danh thường ghi tên những người vắng nay lại đổi thành ghi tên bốn bạn có mặt, và giáo viên anh văn chụp lên Facebook tuyên dương 4 bạn chăm học. Đó là những kỉ niệm mà không bao giờ quên đối với em, dù giờ ngồi nghĩ lại thấy rằng dù có hơi quá đáng nhưng nó cũng rất vui.

Có một kỉ niệm mà cả trường tất cả các giáo viên sẽ nhớ đó là năm em học lớp 10, vẫn là trò của học trò, có một thế lực bóng tối nào đó quăng combo mùi bao gồm mắm tôm  + trứng hư vào lớp để không phải học. Vì trường không có camera nên không điều tra được thủ phạm. Lúc đầu chỉ có vài lớp bị thì mấy lớp đó dọn vệ sinh. Nhưng đến hôm sau thì toàn trường đều bị, tất cả các lớp đều phải nghỉ để dọn vệ sinh. Đó có thể nói là lần mà “ai đó” chơi lớn để xem cả trường có trầm trồ không. Và rồi cuối cùng, nhà trường phải nhờ đến sự can thiệp của công an. Hình như kết quả là “thế lực bóng tối” bị đuổi học.

Các bạn hay đùa với nhau là “Tui học trường chuyên thể dục nè”. Bởi lẽ nói như vậy là vì trường cấp 3 mà em học rất chú trọng môn thể dục. Thậm chí có nhiều bạn đã ở lại lớp vì môn thể dục. Khi mới lên lớp 10, mỗi buổi học thể dục là điều ám ảnh nhất của em. Em thì sức khỏe cũng không gọi là tốt lắm, nhưng với cường độ tập luyện của các thầy cô thì sức khỏe em không chịu nổi. Hôm nào học thể dục về thân mình cũng nhức nhói đến mức ngủ không được. Đặc biệt là năm 12, vì để học kì 2 học sinh chú tâm cho kì thi tốt nghiệp, đại học nên trường xếp lịch thời khóa biểu học kì 1 tuần 4 tiết thể dục, học luôn cho cả học kì 2. Thời gian đó học môn đẩy tạ với chạy bền, tiết học thể dục hít đất hơi bị nhiều, cộng thêm chạy mấy vòng sân rộng. Hôm sau cả lớp lên lầu mà đi không nổi luôn. Nói vậy chứ  học 3 năm trời riết cũng quen với cường độ mà thầy cô dạy. Lên đại học mới cảm ơn mấy thầy cô dạy thể dục trường cấp 3, nhờ thầy cô mà không ra trường trễ vì rớt môn thể dục.

Thời gian 3 năm học cấp 3 không quá dài mà cũng không quá ngắn,nhưng lại là khoảng thời gian đủ để người ta nhớ mãi không quên, đôi khi ngồi nghĩ lại cái thời hồn nhiên, vô tư, cảm thấy tuổi trẻ của mình có chút bồng bột, quậy phá nhưng vẫn không cảm thấy hối hận vì những hành động khá là “nổi loạn” đó. Vì nó chính là những kỉ niệm đẹp nhất, ấn tượng nhất bên bạn bè, thầy cô. Dù các thành viên trong lớp “Xàm thiệt chứ” mang trong người mỗi ước mơ riêng, làm một ngành nghề riêng, có cuộc sống riêng cho bản thân mình nhưng cái chung nhất trong 40 con người chính là kỉ niệm “quậy phá” của lớp mà chắc hẳn ai cũng sẽ không quên.

Năm tháng qua đi rồi, càng trưởng thành thì người ta càng có nhiều mối lo và bận tâm hơn nên dường như tuổi học trò cũng không còn lưu lại nhiều kỷ niệm. Tuy nhiên, trong tấm lòng của tôi cho đến giờ này vẫn còn nguyên vẹn cảm xúc dạt dào của một ngày đẹp đẽ ấy.

Tôi còn nhớ, vào năm lớp 12, cũng là năm cuối của thời học sinh của tôi. Trường có tổ chức ngày hội 26/03, vì một năm chỉ có một lần nên trường đã tổ chức khá hoành tráng từ sáng cho đến tối. Tất cả các học sinh lớp 12 đều được ở lại trong trường và trải nghiệm các trò chơi thú vị cùng với hoạt động cắm trại thật hấp dẫn và đương nhiên trong đó không thể không có tôi.

Kéo co, đập nồi, hái hoa dân chủ… mọi trò chơi đều được diễn ra thật hào hứng và sôi động. Trò này thu hút rất nhiều bạn tham gia nhất đó là trò “Hái hoa dân chủ”? Các bạn có biết trò này chơi như thế nào không? “Hái hoa dân chủ” là chương trình đòi hỏi người chơi phải có một số kiến thức rộng rãi (càng siêu càng tốt), vì mỗi lớp chỉ có 3 người được tham gia (tuyển chọn những nhân tài đỉnh đạt nhất của lớp) và phải trả lời 3 câu hỏi được chọn bất kỳ được treo trên cây (nhớ là bất kỳ), điều quan trọng là phải trả lời đúng thì mới nhận được quà. Trò này thu hút rất nhiều bạn tham gia. Tiếng vỗ tay, tiếng cổ vũ và reo hò không ngớt vang vọng cả góc trường.  

Cổng trại cũng được đầu tư không kém phần hấp dẫn, nhiều hình ảnh được hiện ra theo sự sáng tạo của mỗi nhóm bạn ở mỗi lớp. Từ hình ảnh của cánh chim, hình ảnh lâu đài… Cổng trại của chúng tôi mang hình ảnh của rừng tre, là sự liên kết để mọi người nhớ đến hình ảnh cây tre anh hùng, bất khuất trong chiến đấu của dân tộc Việt Nam. Cùng với những bài thuyết trình theo mỗi chủ đề đã được dựng lên. Chuẩn bị kĩ năng và tác phong cho bài thuyết trình là một phần quan trọng để nhận điểm số tối đa của ban giám khảo.

Tôi thích nhất là cuộc thi làm báo tường. Bản thân tôi và các bạn cùng nhóm đều cùng nhau nỗ lực hết sức mình cho cuộc thi lần này. Trong từng trang báo tường của từng đội, tôi đọc được tấm lòng và công sức đã đổ ra trong bao ngày tận tụy của các bạn nên các tác phẩm lần này của các đội được đầu tư nhiều hơn, đẹp hơn, và bắt mắt về cả nội dung lẫn hình thức hơn những năm trước. Nhưng kết quả ngoài sự mong đợi là lớp tôi được giải nhất. Cả lớp reo hò trong vui mừng và niềm tự hào dâng trào trên khuôn mặt của từng người lớp tôi. Cuối cùng, thành quả đã đạt được một cách xứng đáng. Điều này làm động lực và động viên cho lớp chúng tôi cũng như toàn bộ học sinh lớp 12 rằng, hãy chăm chỉ, đầu tư và đoàn kết, tận tụy, cố gắng và hết sức để học tập thì cuối cùng sẽ có kết quả xứng đáng.

Ngày ấy, không phải chỉ có giải của lớp tôi mà mọi phần thi đều được giải khá cao. Điều quý giá nhất là khi sinh hoạt với nhau giữa bạn bè, với thầy cô, chúng tôi được hiểu nhau hơn, thấu hiểu về tâm tư nguyện vọng của mỗi người trong suốt khoảng thời gian chúng tôi kề vai sát cánh sau ba năm học qua. Tranh thủ “tự sướng” cùng nhau để lưu giữ lại những kỉ niệm đẹp đẽ mà tôi biết rằng sau này có còn cơ hội để hội ngộ cùng nhau. Bởi lễ hội ấy mà chúng tôi biết được rằng sự đoàn kết là yếu tố cần có để thành công trong bất cứ một tập thể nào và hơn thế nữa, tình cảm Thầy Cô và bạn bè là một thứ tình cảm mang lại cho con người ta nhiều cảm xúc và đáng trân quý, không dễ gì có thể có được trong cuộc sống này.

Giờ đây, khi nhớ lại tuổi học sinh, thì những bức ảnh ngày xưa là cầu nối để chúng tôi thêm yêu một thời áo trắng, thêm trân trọng những gì vốn có và thêm động lực để gắng sức hơn cho mục tiêu và hoài bão sắp tới mà tôi đã và đang dự định. Thời gian không thể quay trở lại nên chỉ có một cách, tôi sẽ vẽ tiếp những gì đẹp đẽ nhất cho hiện tại để tương lai tôi không bao giờ hối tiếc.

Ai cũng bảo rằng làm gì có tình bạn giữa con trai và con gái. Nhưng với em, tình bạn thân nam nữ này vẫn luôn tồn tại. Và người bạn của em tên là Văn Tuấn.

 Học chung nhau từ năm cấp 3, ấn tượng đầu tiên là bạn rất hoạt ngôn, lanh lợi và rất giỏi làm mọi việc. Lúc mới lên lớp 10, em được cô cho làm lớp trưởng, bạn làm tổ trưởng. Khi thời gian đầu, em chưa kiểm soát được lớp thì bạn chính là người hỗ trợ em, luôn đứng ra trước lớp thay em. Từ đó đi chơi với nhau nhiều hơn, rồi thân khi nào cũng không hay. Bạn làm kiêm thủ qũy, kiểm soát quỹ lớp rất tốt. Lớp em có quy định khi kiểm tra tập trung dưới 5 điểm là phạt 10 nghìn, bạn ấy không bao giờ lơ là nhưng lại thu gom tiền phạt rất sốt sắng nên nguyên năm tiền quỹ cũng kha khá. Lớp đã quyết định đi du lịch Vũng Tàu. Tuấn cũng là người chịu trách nhiệm chính trong chuyến đi chơi chứ không phải cô chủ nhiệm: không những về tiền bạc mà cả về các vấn đề khác như thuê xe, chỗ ăn, cơm trưa, lều trại, khách sạn... đều do bạn liên hệ và tự sắp xếp hết. Lúc đó em rất khâm phục bạn luôn, vì thật sự bạn rất giỏi.

Năm 12 luôn là năm để lại nhiều kỉ niệm đẹp nhất trong đời học sinh. Quả thật đúng như vậy, mặc dù lớp em là lớp chọn nhưng cũng khá quậy nên dù giáo viên chủ nhiệm có xếp chỗ nhưng không ai nghe theo, chỉ ngồi đúng vị trí được xếp vào tiết đó, còn các tiết khác ngồi tùy thích. Em tuy nhỏ con nhưng vẫn xuống bàn cuối ngồi với Tuấn cùng đám bạn khá là cá biệt. Đôi bạn cùng tiến luôn cùng nhau quay bài vào tiết Văn, hay là đứa học bài này đứa học bài kia rồi đổi đề cho nhau, nên luôn bị giáo viên Văn tách ra khi kiểm tra. Rồi party giữa tiết Anh văn mỗi chiều thứ tư, giáo viên cũng bất lực nên kiểu ai học thì học, không học cô bỏ. Và rồi chia nhau ra mua đồ ăn trong giờ học, Tuấn mua trái cây, em mua bánh tráng kí rồi muối vào cho đám hàng xóm bàn cuối cùng nhau thưởng thức.

Hết năm cấp 3, bạn chọn hướng đi khác ngoài học đại học, em xuống Sài Gòn ở trọ đi học tuy nhiên tình cảm bạn bè giữa hai đứa vẫn không giảm đi. Vẫn là nhắn tin mỗi tối tâm sự khi gặp chuyện gì, rồi thành chuyên gia tư vấn tình cảm các kiểu, rồi thứ bảy máu chảy về trà sữa … Và đây chính là đứa bạn mỗi khi vào nhà, tủ lạnh là nơi nó ghé thăm đầu tiên chính là đứa khi nói đi chơi với nó là ba mẹ đồng ý cho đi. Mỗi khi ghé nhà chơi, mẹ luôn gả em cho nó nhưng nó luôn từ chối hạ giá mình xuống thấp nhất có thể  như “ Con này cho con cũng không thèm cô ơi”.  “Ok. I’m fine”. Nhưng luôn là đứa cần là có, lúc khó khăn gọi luôn có mặt. Gần đây em có đi làm Tư vấn bán hàng của Điện máy Xanh, tuy nhiên được xếp về cửa hàng xa nhà tầm 10km nhưng đường rất vắng và hay bị cướp.  Hết ca về toàn là gần 11h nên cũng hơi sợ và quyết định  xin nghỉ việc và được yêu cầu  làm thêm 1 tuần mới được nghỉ. Và suốt một tuần đó, Tuấn là người canh giờ em tan làm chạy từ nhà qua (khoảng 13km)  để đi về cùng em cho bớt sợ, có hôm mưa nhưng vẫn mặc áo mưa đi rước. Và em cũng suy nghĩ là sẽ không có bạn nào tốt với mình như vậy nữa.

Đây là tình bạn mà em trân trọng nhất và không bao giờ muốn mất đi người bạn tốt như vậy.

    Nhìn tôi bây giờ thật đã không ai nghĩ rằng tôi đã từng là một học sinh cá biệt, siêu quậy trong lớp, làm buồn lòng thầy cô, và e ngại của bạn bè…Thật, trong giờ học tôi đã thường xuyên nói chuyện trong lớp, đến đỗi đội sao đỏ của lớp thì ghi lỗi của tôi đến đầy cả quyển vở. Tuần nào cũng vậy, cô chủ nhim tôi cũng thật đau đầu nhức óc đối với tôi. Vậy mà tôi lại thật thản nhiên và tái din tội lỗi của mình hàng tuần như vây…

    Nhưng…

    Vào một ngày cuối tuần như bao ngày, lại đã làm thay đổi con người tôi rất lớn. Hôm đó là ngày thứ bảy tổng kết cuối tuần, tôi vn thật cứ hồn nhiên vô tư và ra v thật vô tội trước mặt bạn bè thầy cô như mọi khi. Sau chương trình khen thưởng cho sự n lực của các bạn trong suốt một tuần thì cuối cùng cũng đến lúc sa phạt những học trò quậy phá và học hành trễ mãn như tôi. Tôi đã thật quá quắt và lạnh lùng trước tình cảm và sự lo lắng mà cô chủ nhiệm đã dành cho tôi.

   Buổi học cuối tuần ấy, khoảnh khắc không thể quên ấy vn luôn luôn nhắc nhở và dạy d tôi rằng hãy biết suy nghĩ cho người khác. Tôi nhớ, khi cô nhắc nhở tôi, gương mặt tôi lạnh như tiền lại còn cười một cách kiêu ngạo nữa, cứ như cô giáo chng là gì trước mắt tôi cả. Ánh mắt cô nhìn tôi không phải là hằn học tức giận, mà thật buồn và bất lực. Lúc đó không rõ vì sao tôi không lơ là nữa mà đã chú tâm vào tâm trạng của cô giáo. Dường như cô đã rất muốn bật khóc, thế nhưng cô lại rất kìm nén, và như cảm thấy kìm nén không ni, cô quay mặt vào trong lau nước mắt, rồi cô mời tôi ngồi xuống. Đó là lần đầu tiên trong tuổi học trò tôi cảm thấy nhói đau vì nhận ra mình có lỗi, nhận ra mình đã làm đau đớn tấm lòng người khác, lại là người quan tâm và lo lắng cho mình nữa…

   Kể từ buổi học cuối tuần đó, tôi đã thay đi đến một trăm phần trăm con người tôi trong lớp học. Tôi trở nên ít nói, nghiêm túc, trm tĩnh, đến đỗi bạn bè cũng phải ngạc nhiên hỏi tôi đã bị làm sao. Tôi đã không tr lời mà chỉ cười cho qua chuyện. Điều đáng mừng là cuối kỳ học tôi được cô khen trước cả lớp, và cũng là học sinh được khen thưởng trước trường. Đến lúc ấy, tôi mới cảm thấy lòng mình nhẹ nhàng hơn trước lỗi lm tôi đã gây ra đối với cô. Thật cảm ơn tạo hóa đã ban cho tôi tri nghiệm ấy thông qua cô.

Khi là học sinh, nhìn vào bài vở nếu không trúng vào bộ môn mà mình yêu thích hoặc lợi thế của mình thì sẽ d dẫn đến suy nghĩ rằng “Ôi sao bài này khó quá! Khó quá không giải được”… vân vân. Nhiều những suy nghĩ như vậy sẽ làm chúng ta xem bài học ấy là khó khăn, điều ấy vô tình làm cho một bài tập chúng ta vốn giải được lại trở nên nan giải.

Thật vậy, tôi còn nhớ năm tôi học lớp 12, thời điểm ấy là khi đã sp kết thúc năm học và chúng tôi đang trong giai đoạn ôn thi tốt nghiệp, là cột mốc thật quan trọng đối với cuộc đời của mỗi con người.

Trong tất cả các môn chuẩn bị cho thi tốt nghiệp, môn hình học trong Tóan học là môn mà tôi cũng khá là yêu thích. Mỗi khi một đề hình học không gian được ra từ thầy giáo thì ngay lập tức tôi đã có thể phác họa xong cho mình một hình vẽ rồi. Vẽ hình xong thì bài gii dường như không còn khó khăn nữa.

Tuy nhiên, một hôm, khi đang được Thầy hướng dẫn giải đề cương, một bài hình học đã làm khó cả lớp. Không ai giải đáp được cả và đương nhiên tôi cũng không ngoại lệ. Thầy không vội giải cho mà cứ đi qua đi lại hỏi đi hỏi lại mãi rằng có ai đã làm được chưa trong khi chúng tôi cũng không biết phải làm sao. Kể cả lớp phó học tập, rồi cả bạn được xưng là giỏi toán nhất trong lớp cũng không tài nào giải được. Một vài âm thanh quen thuộc vang lên “ Thầy ơi không giải được!”, “ Thầy ơi khó quá”,.. Cuối cùng Thầy cũng tháo điểm khúc mắc ra. Thầy đã tháo điểm khúc mắc ấy một cách thật d dàng và cả lớp chúng tôi cũng phải bất ngờ.

Chúng tôi, ai cũng đã nghĩ rằng ấy là một bài toán khó nhưng hóa ra nó lại thật dễ dàng làm sao. Thầy nói:“Các anh chị b chính bản thân mình đánh lừa mình rồi. Chưa gì hết đã nghĩ rằng khó khăn. Khi anh chị nghĩ rằng khó thì chắc nó sẽ trở nên khó ngay thôi, dù rằng nó có d đi chăng nữa.”

Quả không sai, điểm khúc mắc là ở chỗ tâm lý của chúng tôi.

Thông qua bài giải của thầy, thầy đã giúp chúng tôi nhận ra một điều hết sức quan trọng. Ấy là đừng để cho suy nghĩ “đo ni đóng giày ” chính mình. Hãy thông thoáng một chút cho mọi suy nghĩ của mình thì sẽ giúp chúng ta đi đến kết quả, và ấy là một kết quả đúng nhất và nhanh nhất.

      Nhắc đến kỉ niệm thời thơ ấu, chắc không ít chúng ta đều có những kỉ niệm khó quên thời học trò, cái thời mà tôi cùng chúng bạn ngày ngày đạp xe đến trường. Nói về mái trường là nói về sách vở, thầy cô và đặc biệt là tình bạn bè đầy thân thương. Một thời đẹp đẽ của tuổi trẻ, một dấu ấn khó phai trong cuộc đời của mỗi người, và hơn thế nữa là những người rời xa quê hương và mái trường như chính tôi lúc này.

Tuổi thơ tôi từ nhỏ đã luôn gắn liền với những cách đồng, những cánh diều và những khoảng thời gian vui chơi đong đưa khắp mọi ngóc ngách trong làng quê cùng bạn bè trong xóm. Và cứ thế tôi lớn lên dần theo từng ngày, tôi đi học cấp một, cấp hai và cấp ba cũng tại vùng quê năm ấy. Giờ đây, sống và làm việc trong thành phố này, mới thấy tuổi thơ mình thật đẹp biết bao nhiêu, khi ngày ấy là mỗi sớm mai đều được cắp sách đến trường cùng bạn bè với những tiếng cười rôm rả trên mọi nẻo đường làng quê.

Chắc có lẽ lúc tôi học cấp một và cấp hai thì cũng không cảm nhận được gì nhiều về việc học tập và bạn bè hay thầy cô cả, vì có thể tôi còn quá trẻ con để nhận ra những khoảnh khắc qúy giá lúc ấy. Mặc dù tôi cũng có bạn bè và thầy cô rất yêu thương, qúy mến nhưng bản thân thì không nhận ra được và cũng bỏ mặc theo thời gian. Cái ngày mà tôi bắt đầu chuyển từ cấp hai lên cấp ba, mọi thứ bắt đầu có sự thay đổi rõ rệt. Tôi biết cảm nhận về tình bạn, tình thầy trò và cả những kỉ niệm đẹp của tuổi học trò hồn nhiên, vô tư nữa.

Đúng thật, người ta nói cái thời cấp ba của chúng tôi bởi một câu như vạch trần bản chất của tất cả: “ Nhất qủy, nhì ma, thứ ba học trò”. Chúng tôi bước sang cấp ba là bắt đầu học nhóm, có những người bạn thân và có cả những thầy cô chủ nhiệm hết sức tận tâm với nghề, luôn mong chúng tôi khôn lớn từng ngày. Nhưng cái thời mà “ tuổi mười bảy bẻ gãy sừng trâu” ấy, chúng tôi vẫn cứ hồn nhiên, vô tư trước mọi sự trông đợi từ gia đình, thầy cô và xã hội. Những kỉ niệm thời học trò của chúng tôi là vô số để kể, vào những giờ giải lao hay những buổi chiều tan học là bạn bè chúng tôi cùng nhau tụ tập đi ăn những quán hàng rong sau trường, đi đến từng nhà của một đứa nào đó trong lớp để ăn những quả dưa hấu tròn trịa mà phụ huynh đã trồng và thu hoạch, có những chiều cùng nhau đi ra bãi cát để ngắm những dòng nước trong vắt đang chảy róc rách trên những hòn đá sần sùi, ngắm hoàng hôn tắt dần sau dãy núi bên kia sông hay cũng có những ngày tất cả chúng bạn cùng nhau tập trung đi cắt lúa phụ gia đình một đứa nào đó trong lớp. Thật sự rất nhiều, mà tôi có ngồi kể cả ngày vẫn không bao giờ hết nổi các kỉ niệm đẹp mà chúng tôi đã từng có trong suốt quãng thời gian 3 năm học cấp ba của chính mình.

Nhớ nhất là năm lớp 11, trường tôi có tổ chức cắm trại, lớp chúng tôi đã cùng nhau bàn bạc về cách làm khung trại như thế nào, cách chọn loại tre trúc đẹp, ai sẽ là người đi mua, ai sẽ đảm nhận nấu ăn, ai sẽ xung phong chạy bên ngoài. Rất nhiều việc, mà chúng tôi cần phải làm để hoàn thành được mục tiêu là có được một khung trại đẹp cho ngày thành lập Đoàn thanh niên Cộng sản Việt Nam 26-3 và đem đến cho ngày hội những món ăn ngon nhất, hấp dẫn thực khách nhất có thể. Và cứ thế, chúng tôi cùng với cô chủ nhiệm lúc bấy giờ làm nên tất cả để mọi thứ được chỉn chu và hoàn thành đúng thời hạn. Quả thật khoảng thời gian đó với tôi thật đẹp biết bao, khi tất cả chúng tôi, ai nấy cũng đều cảm nhận được niềm vui từ trong chính bản thân mỗi người, tất cả đều nhìn thấy được niềm hạnh phúc nhất của quãng đời ngồi ghế nhà trường cấp ba đầy tươi đẹp ấy.

Người ta nói “ thanh xuân như cơn mưa rào”, và thời gian ba năm học cấp ba với tôi cũng như thế. Nó đến rất bất ngờ và trôi đi lặng lẽ đến nỗi khi ngoảnh đầu nhìn lại thì mọi thứ như đã vụt qua tầm tay. Những kỉ niệm đẹp từ chúng bạn, từ thầy cô của mái trường thân yêu ấy như mới ngày hôm qua với chính tôi mà thôi, nhưng tôi vẫn mãi không thể nào quay về để được hòa mình vào lại quãng thời gian ấy nữa. Giờ đây trong tôi, những cảm xúc của mái trường và bạn bè cứ đua nhau ùa về, khiến bản thân hoài niệm khôn nguôi về ngày xưa yêu dấu – ngày của những tháng năm rực rỡ. T.Dung

      Đối với những đứa trẻ bước ra từ lũy tre làng như chúng tôi, học được coi là con đường duy nhất để thoát nghèo, là cơ hội đổi đời. Chính vì thế, từ nhỏ đến lớn tôi luôn học hành chăm chỉ, để ba má vui lòng và vì tương lai tôi. Từ bé đến lớn, suốt mười hai năm phổ thông tôi đều đạt học sinh giỏi. Bao nhiêu cuộc thi lớn nhỏ ở trường, lớp, cấp huyện, cấp tỉnh tôi đều tham gia. Mục đích khi ấy của tôi là muốn ba má hãnh diện về mình. Tôi luôn như thế, luôn chăm chỉ học tập, và cuối cùng tôi cũng đậu vào một trường danh giá, nơi mà tỉ lệ chọi rất cao. Tôi lấy làm hãnh diện vì mình đỗ cùng lúc hai trường ở hai khối khác nhau. Thế nhưng, niềm vui ấy chưa kéo dài bao lâu thì tôi đã vỡ mộng. Ở một nơi thành phố phồn vinh nhộn nhịp, ở một ngôi trường đại học lớn, tôi thấy mình quá nhỏ bé, như hạt cát giữa sa mạc mênh mông.  Học ở đại học khác lắm, không giống như học ở phổ thông- nơi mà bạn biết thầy cô và thầy cô biết bạn, nơi mà bạn bè là lũ bạn nói cùng chất giọng, sống cùng phong cách với bạn. Đại học là nơi pha trộn giữa các vùng miền, là nơi mà bạn vừa kịp cất giọng lên là những người bạn mới cười vui vẽ nhại lại chất giọng đặc sệt vùng miền. Nơi mà thầy cô không biết bạn là ai, bạn từ đâu đến, bạn có học hay không. Thầy cô đến đúng giờ, giảng đúng tiết về đúng quy định. Nơi mà một học kỳ bạn chỉ có hai lần kiểm tra giữa kỳ và cuối kỳ. Ở nơi đó, nếu bạn không tự học, không quyết tâm, bạn sẽ dễ bị sa ngã, chệnh choạng, mất phương hướng. Những đứa bạn tôi, một học kỳ chỉ đến lớp đúng ba lần. Lần thứ nhất, chúng muốn biết ai dạy chúng và dạy cái gì. Lần thứ hai, cô giáo cho bài kiểm tra giữa kỳ. Lần cuối cùng là lúc làm bài thi kết thúc môn. Tình bạn thời sinh viên nó cũng nhạt tuếch như vậy. Bạn tôi, đứa đi dạy thêm, đứa làm tiếp thị, đứa phục vụ nhà hàng, đứa thì lấy tiền ăn học chơi game không biết ngày mai. Mỗi con người, mỗi số phận, mỗi sự lựa chọn khác nhau và chúng ta không ai có quyền phán xét bất kỳ ai. Bởi vì, cuộc sống là những sự lựa chọn mà mỗi chúng ta ai cũng có quyền tự lựa chọn và chịu trách nhiệm cho hành động của chính mình. Nói về bản thân, tôi không sa ngã, không học lại, không ăn chơi sa đọa trên số tiền mà ba má hàng tháng chắt chiu gửi vô, nhưng  tôi cũng đã thất bại. Trong bốn năm đại học, tôi cũng tham gia những câu lạc bộ, cũng làm thêm , cũng làm từ thiện nhưng  tôi nhận thấy mình vẫn chưa trưởng thành. Tôi vẫn thấy mình nhỏ bé trước sự xa hoa của thành phố này. Ở quê, ba má ngày một già đi và tôi thì chưa chịu lớn. Ngày tốt nghiệp, má vô thăm tôi với niềm vui trên gương mặt. Má vui mừng vì con là của để dành của má. Tần tảo sớm hôm nuôi con lớn, giờ con đã thật sự ra trường. Tạm biệt trường học tôi bước chân vào trường đời. Nơi đây tôi học nhiều điều mà kể nếu tôi có đọc ngấu nghiến hàng trăm cuốn sách cũng không thể thấu bằng việc trải nghiệm từ thực tế. Trường đời khắc nghiệt hơn trường học. Ở ngôi trường này, tôi không cần phải làm bài kiểm tra, cũng không cần điểm cao, nhưng tôi phải học những kỹ năng mới để sinh tồn.

Sài Gòn sau bốn năm tôi học giờ rất khác, những tòa nhà, trung tâm thương mại mọc lên, nhà máy xí nghiệp cũng phát triển. Còn tôi, tôi có thật sự phát triển  theo tốc độ của nhịp sống nơi này. P.Vy

      Một ai đó đã nói rằng: “Hãy cho tôi biết bạn của bạn là ai, tôi sẽ cho bạn biết con người của bạn.” Thế mới thấy rằng, bạn bè chiếm vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc đời mỗi người. Tôi có người bạn thân, chúng tôi đã chơi với nhau từ những năm tiểu học cho đến hết thời học sinh. Chúng tôi chơi quá lâu đến nỗi hiểu tính cách của đối phương như thế nào. Người bạn ấy là một phần tuổi thơ của tôi. Những trưa hè nắng gắt, chúng tôi hẹn nhau đi học, hai đứa cùng nhau đạp xe dưới trưa nắng. Những ngày mưa tầm tã, hai đứa lại hẹn nhau cùng đi học, trong lớp áo mưa có hai đứa nhóc nói cười rôm cả. Con đường đến trường của tôi vì thế mà trở nên vui hơn và ý nghĩa hơn khi có người bạn đồng hành. Những mảnh ghép tuổi thơ tôi, có hình ảnh một người bạn hiện diện. Nhờ bạn, bức tranh tuổi thơ ấy tràn đầy màu sắc và rực rỡ. Người bạn ấy rất cao, cao đến hơn tôi một cái đầu. Cô bạn cũng vô cùng thú vị, có nhiều điều để tôi học tập. Với dáng người cao dong dỏng, cô bạn luôn nổi bật trong đám đông. Ở trường, bạn tôi học hành rất chăm chỉ, dù không quá thông minh, nhưng sự chăm chỉ của cô nàng khiến ai cũng nể phục. Tôi tiếp xúc với bạn nên cũng học được tính chăm chỉ ấy. Đối với những vấn đề nào còn chưa rõ, bạn ấy hỏi trực tiếp cô giáo và làm rõ vấn đề. Những người bạn trong lớp tôi đều quý mến cô ấy. Nhà bạn không giàu có, thậm chí là còn khó khăn, nhưng tôi không thấy bạn bỏ học hay xao nhãng việc học. Ở lớp là trò ngoan, về nhà bạn lại là cô nàng đảm đang. Tôi hay vô nhà bạn chơi, những lúc ấy là lúc cô bạn đang làm việc nhà. Nào là nấu cơm, nấu cám lợn, giặt giũ, rửa chén,… tất cả mọi việc bạn đều làm được. Từ bé, cô bạn tôi đã biết làm tất cả việc nhà phụ cho cha mẹ. Hàng xóm ai cũng quý mến và yêu thích tính cách của của cô nàng. Tôi cùng bạn trưởng thành theo thời gian. Tôi còn nhớ năm lớp mười hai, khi hai đứa tâm sự về nguyện vọng thi đại học của bạn, bạn đã chọn ngành y, bạn muốn giúp đỡ những người bệnh nhân nghèo gặp nhiều khó khăn trên con đường chống chọi với bệnh tật. Ngày biết tin đậu đại học, cả hai đứa đều vui vì đạt được nguyện vọng của mình. Chúng tôi chọn hai ngã rẽ khác nhau, vì thế cũng hiếm khi gặp nhau, nhưng tình bạn chúng tôi thì vẫn luôn còn mãi, chúng tôi đã trở thành tri kỷ. Tình bạn thật sự lãng mạn hơn tình yêu, tôi thấy vậy. Một năm, chúng tôi rất ít khi gặp nhau, hầu như chỉ gặp nhau vào dịp tết. Sau vài ngày tết ngắn ngủi, chúng tôi lại trở lại với công việc riêng hàng ngày. Dù ít khi gặp nhau mà mỗi lần gặp lại là hàng tá câu chuyện để nói. Có những câu chuyện vui vẻ, những câu chuyện sẻ chia, những thông điệp mà cả hai muốn nhắn gửi. Những người trẻ như tôi và bạn, luôn nung nấu trong mình những khát vọng không tên. Mỗi người dù đi những ngã rẽ khác nhau nhưng cùng chung một mục đích là đều muốn phát triển bản thân, dựng xây quê hương, đất nước. Tình bạn chúng tôi vẫn mãi là như thế, vẫn mãi bùng cháy âm ỉ, mỗi người là điểm tựa tinh thần khi vấp ngã trong cuộc sống này. Cuộc đời mỗi người như một chuyến tàu chạy mãi rồi sẽ đến điểm dừng, trên chuyến tàu ấy, sẽ có người lên, có người xuống, sẽ có người sẽ đồng hành với chúng ta đến tận cuối cuộc đời.Tôi luôn trân trọng và biết ơn cuộc sống đã ban tặng cho tôi món quà quý giá là người bạn đồng hành này. P.Vy

      Trong suốt khoảng thời gian đi học, thời tiểu học có lẽ là khoảng thời gian vui tươi và đáng nhớ nhất đối với tôi. Ở nơi đó, tôi được vui chơi và sống trọn từng khoảnh khắc của thuở thiếu niên mơ mộng. Trường tiểu học cũng trở thành nơi lưu giữ những kỷ niệm đẹp đẽ mà có lẽ suốt cuộc đời này tôi sẽ không bao giờ quên. Nằm ở xa khu dân cư, trường tôi được xây lên từ một cánh đồng lúa với nhiều ngôi mộ đã được di chuyển. Đã có nhiều lời đồn về những hiện tượng tâm linh liên quan đến ngôi trường này. Tôi thì không để ý lắm về những điều đó. Tôi hằng ngày đến trường với niềm vui tươi hào hứng. Nằm ở trên một gò đất cao, từ xa xa, trường tôi nổi bật với lá cờ đỏ sao vàng bay phấp phới trong nắng. Cổng trường màu vàng nổi bật, dẫn lối vào là hai hàng cây xanh mướt, những bông hoa bằng lăng tím nghiêng bóng tạo nên vẻ nên thơ cho trường. Bố bảo tôi ngôi trường này được xây dựng trên số tiền mà người Hàn đóng góp, đó là các cựu chiến binh cùng con cái của họ sau khi hòa bình lập lại. Những người Hàn này muốn chuộc lại lỗi lầm mà họ đã mang lại trong cuộc chiến tranh phi nghĩa năm xưa. Ngôi trường được xây dựng khá hiện đại với 6 phòng học và một phòng dành cho giáo viên. Dù chỉ là một phân hiệu nhỏ, nhưng ngôi trường cũng có bề dày thành tích với những thành tích vẻ vang. Những đứa trẻ chúng tôi thích nhất là giờ ra chơi, được chơi ở sân sau với cầu trượt. Những buổi học lên lớp sớm, chúng tôi chơi trốn tìm mà suýt quên trễ giờ vào lớp.  Tôi nhớ những buổi trồng cây, những đứa bạn hào hứng nhổ những cây hoa đẹp nhất ở nhà lên trồng với niềm tin mãnh liệt rằng ngày mai thôi, chúng sẽ lại trổ bông, những bông hoa xinh đẹp trong khuôn viên trường, đẹp tựa những bông hoa điểm mười dâng lên thầy cô. Ngôi trường giờ ra chơi, cảnh tượng như bầy ong vỡ tổ, những đứa học trò tinh nghịch chơi tất cả những trò vui nhộn quanh trường. Tụi con trai đá bóng, mấy đứa con gái nhảy dây, thầy cô thì nói chuyện rôm rả phòng hiệu bộ. Tất cả âm thanh dồn dập, bị xé nát bởi tiếng trống trường vào lớp. Những ngày mưa, hay ngày nắng, ngôi trường vẫn luôn vững vàng và chở che bao thế hệ học trò. Đối với chúng tôi, trường trở thành ngôi nhà thứ hai, và thầy cô là những người cha, người mẹ hiền từ. Những ngày hè, ngôi trường vắng, lặng thinh không một tiếng nói cười. Mọi thứ lại trở lại sau khi trời sang thu, chúng tôi bước vào năm học mới. Một bầu ký ức tuổi thơ trong trẻo gắn bó với ngôi trường này khiến tôi sẽ không bao giờ phai nhòa trong tâm trí tôi. Tôi đã lớn, dù đã rời xa ngôi trường từ rất lâu nhưng tình cảm tôi dành cho nó thì vẫn còn nguyên vẹn. Khi trở lại trường, tôi thấy trường thật nhỏ bé, nhỏ bé so với tôi bây giờ nhưng trường bao la so với tôi của ngày xưa. Tôi mong muốn một điều ước là được chỉ một lần thôi, được sống lại với ngày xưa thơ dại.

“ Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ,…”. P.Vy.

     Người ta hay nói nét chữ là nét người. Còn chữ tôi, để có thể có nét chữ được như bây giờ đều nhờ vào cô Nguyên. Tôi gặp cô Nguyên lần đầu vào năm học lớp hai. Còn nhớ năm lớp một, tôi viết chữ khá ẩu và xấu. Chính vì vậy, dù tôi có viết hay thì lúc nào cũng bị trừ điểm vì chữ xấu và nhớp. Mọi chuyện thay đổi từ khi tôi gặp được cô giáo mình quý mến. Năm lớp hai, khi học bồi dưỡng môn văn, tôi gặp cô Nguyên. Cô có dáng người mảnh khảnh, nụ cười đôn hậu. Cô khá nghiêm túc trong giờ dạy. Những đứa học trò nghịch ngợm sẽ bị cô rầy la. Còn tôi, tôi cực kỳ thích cô, nhất là mỗi lần cô viết bảng, bởi vì chữ cô đẹp, đẹp như chữ in trong tập bài viết mẫu. Chữ của cô là niềm ao ước của một đứa học trò viết chữ xấu như tôi. Cô khen tôi viết văn hay và giàu cảm xúc nhưng lại bị điểm trừ vì chữ xấu. Cô muốn tôi phải khắc phục điểm hạn chế này. Tôi mến cô, thế nên kể từ khi học cô, tôi đã thay đổi. Tôi luyện viết nhiều hơn, nhiều đến lúc mỏi tay mà vẫn hăng say luyện. Nhớ những ngày mưa, cô giáo người ướt mà vẫn đến lớp đúng giờ dạy chúng tôi. Nhớ những khi dạy, cô say sưa giảng bài, cô truyền tình yêu đất nước vào những bài dạy, những câu ru ầu ơ của mẹ, hình ảnh những bác nông dân làm việc hăng say, là lũy tre làng bình dị,… tất cả qua lời văn của cô sao tôi thấy đẹp lạ thường. Thì ra những kỳ quan không phải ở đâu xa, những cảnh đẹp sông núi không chỉ là những hình ảnh quen thuộc tôi như thấy mọi ngày, đó là những máu, nước mắt của anh chiến sĩ, là mồ hôi của người công nhân, người nông dân tảo tần,… Tất cả họ đã góp phần bảo vệ và xây dựng một đất nước phát triển như hiện nay. Cô dạy tôi yêu quê hương từ việc yêu những điều giản dị nhất. Để tôi biết rằng lòng yêu nước bắt nguồn từ tình yêu những điều dung dị nhất, là yêu cái cây trồng trước ngỏ, là yêu con sông đổ ra biển, yêu cánh đồng mùa gặt. Đối với những tâm hồn non trẻ, cô đã gieo vào chúng một mầm yêu thương để những hạt mầm ấy phát triển thành những tình yêu thương lớn hơn, giữa người với người. Nghề giáo không chỉ là một nghề đơn giản, nó quyết định đến sự thành bại của một con người, của cả một thế hệ và sự phát triển của một dân tộc. Không chỉ riêng tôi, mà nhiều người bạn tôi cũng thích cô. Tôi nhớ lúc lên cấp hai rồi mà mấy đứa vẫn hay xuống nhà cô chơi. Nhà cô trồng nhiều cây ăn trái. Chúng tôi tha hồ vui chơi và ăn trái cây thỏa thích. Ở nhà, cô là một người mẹ dịu hiền, luôn chăm sóc cho con mình. Cô có một người con trai bị bệnh, từ nhỏ em đã bị chậm phát triển, cô vẫn để em đi học chữ nhưng cô cũng biết con mình không thể tiếp thu như bình thường. Cô chăm sóc con trai mình dịu dàng, cô từ tốn chỉ cậu bé học, tập đọc, tập viết. Tôi những nghĩ rằng những người tốt như cô sẽ gặp nhiều may mắn nhưng cuộc đời lại không như vậy. Cô ân cần đối với con mình dù cậu bé sẽ mãi không bao giờ trưởng thành. Đối với tôi, cô là người mẹ bao dung và là cô giáo mẫu mực, là tấm gương tôi học tập.Theo thời gian, những đứa học trò của cô cũng dần trưởng thành. Người ta thường nói nghề giáo cũng giống như nghề lái đò, mỗi năm lại đưa một lứa học trò sang sông. Người thầy, người cô vẫn luôn vậy, vẫn cần mẫn với công việc hằng ngày. Còn tôi, tôi luôn nhớ về cô với những gì kính trọng nhất. Mỗi khi viết tay, tôi luôn cố gắng viết tốt nhất có thể vì đối với tôi, nét chữ là món quà mà cô đã trao tặng cho tôi.

PVy.