Trải nghiệm
Thông minh, thật ra là nhẫn nại hơn người!

“Không hiểu chúng ta đã học gì.

Mà những đứa trẻ 20 tuổi, viết một cái bài luận năm trang, chắc hết bốn trang có những câu không chấm phẩy hoặc bất chấp mọi quy tắc, chỉ có trạng ngữ mua vui, chứ quyết không diễn đạt thành lời. Bài viết ngô nghê như một cuộc diễn đạt bất thành mà bất cứ đứa trẻ con nào, khi đòi hỏi mẹ cho kẹo không được, bằng lý lẽ thông thường của sự lộn xộn câu chữ, bèn ré lên khóc ăn vạ. Có những bài luận năm trang, mười trang viết theo kiểu như vậy. Lúc đó, tôi buộc lòng tự hỏi, họ sẽ trở thành nhà khoa học thế nào, nếu cái vỏ bọc của tư duy, sự tối thiểu và tối thượng nhất của tri thức, là diễn đạt tri thức đó thành lời gãy gọn và có trật tự, họ không làm nổi.

Không hiểu chúng ta đã học gì, mà khi đọc những bài thi trong cuộc thi “Viết về mẹ yêu” của một diễn đàn nhỏ nọ, người ta có thể đọc được những câu viết ngô nghê thế này. “Tôi không sao diễn tả được tình yêu với mẹ ba mẹ tôi lúc trẻ rất yêu nhau rồi ba tôi bỏ mẹ, mẹ nuôi anh em chúng tôi lớn nên suốt đời chúng tôi mang ơn mẹ mẹ ơi con yêu mẹ nhiều. Mà con không biết diễn tả tình cảm với mẹ thế nào nên nhờ diễn đàn nói hộ tôi mẹ ơi con yêu mẹ.” – Một tình cảm tốt đẹp trong một cuộc chồng chéo ngôn từ, câu cú, những diễn đạt ngô nghê, thô sơ, ngay cả với tình cảm đơn giản và tốt đẹp nhất (vốn đã có sẵn trong từng người)”.

(Trích Đừng tháo xuống nụ cười, Khải Đơn)

Câu hỏi 1/5

Văn bản trên sử dụng phương thức biểu đạt chính là gì?

A. Biểu cảm

B. Thuyết minh

C. Nghị luận

D. Tự sự

Điểm: