Trải nghiệm
Thông minh, thật ra là nhẫn nại hơn người!

Kết quả Điều tra di cư nội địa quốc gia năm 2015 cho thấy khoảng một phần ba người di cư có trình độ chuyên môn kỹ thuật (31,7%), tiếp theo là những người tốt nghiệp phổ thông trung học (27,0%) trong khi đó, tỷ lệ người không di cư tốt nghiệp trung học cơ sở là cao nhất (29,5%). Người không di cư có trình độ chuyên môn kỹ thuật, tốt nghiệp tiểu học và tốt nghiệp trung học phổ thông có tỷ lệ tương ứng là 24,5%, 18,6% và 18,2%.

Đông Nam Bộ là vùng mà người di cư có trình độ chuyên môn kỹ thuật thấp nhất (86,6% người di cư không có trình độ chuyên môn kỹ thuật) do đây là khu vực tập trung đông các khu công nghiệp, nhà máy sản xuất thu hút công nhân là lao động phổ thông từ các tỉnh khác đến làm việc . Thủ đô Hà Nội là nơi có tỷ lệ người di cư có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao nhất trong cả nước (46,7% có trình độ chuyên môn kỹ thuật) có thể vì đây là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của cả nước nên thu hút một lượng lớn sinh viên sau khi tốt nghiệp ở lại thành phố làm việc cũng như người lao động có trình độ Chuyên môn kỹ thuật từ các nơi khác chuyển đến.

So sánh trình độ chuyên môn kỹ thuật của người di cư và không di cư theo các vùng kinh tế – xã hội cho thấy Đông Nam bộ và Đồng bằng sông Cửu Long là nơi tỷ lệ người di cư có trình độ chuyên môn kỹ thuật thấp hơn người không di cư và thấp nhất trong các vùng (13,4% và 22,2%). Ở các vùng khác tỷ lệ người di cư có trình độ chuyên môn kỹ thuật đều cao hơn đáng kể so với người không di cư.

(Nguồn Trích dẫn. Điều tra di cư nội địa quốc gia năm 2015, Tổng cục Thống kê và Quỹ dân số Liên hiệp Quốc)

Câu hỏi 1/4

Theo bài đọc, trình độ học vấn của các nhóm đối tượng được đề cập trong bài có đặc điểm sau:

A. Người không di cư có trình độ học vấn cao hơn người di cư

B. Người di cư có trình độ học vấn cao hơn người không di cư.

C. Người không di cư có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao nhất

D. Người di cư có trình độ trung học cơ sở cao nhất

Điểm: